Học sinh được phép sử dụng điện thoại trong lớp học
Ngày 15/09 vừa qua, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã ban hành thông tư 32/2020/TT_BGDĐT về điều lệ trường THCS, THPT và trường Phổ thông có nhiều cấp học. Thông tư này thay thế cho thông tư số 12/20
Xuất phát từ những nhu cầu thực tế
Hiện nay, với tất cả các môn học từ các môn tự nhiên đến các môn xã hội thì lượng kiến thức trong sách giáo khoa đôi khi không đủ để đáp ứng và phục vụ cho học tập. Vì vậy, việc tìm kiếm các kênh thông tin, tài liệu tham khảo bên ngoài phạm vi sách giáo khoa là nhu cầu tất yếu. Đồng thời, việc truy cứu Internet cũng giúp tăng tính chủ động và tạo thêm hứng thú cho học sinh trong tiết học, giảm bớt gánh nặng sổ sách cho giáo viên.
Nhiều trường học đã tích hợp ôn luyện và kiểm tra ngay trên điện thoại, máy tính với các đề trắc nghiệm tạo sẵn giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao tính thuận tiện cho cả giáo viên cũng như học sinh.
Ở những Quốc gia có nền giáo dục hàng đầu trên thế giới cũng đã khuyến khích giáo viên và học sinh sử dụng những công cụ công nghệ để tra cứu thông tin nhằm phục vụ cho quá trình dạy và học. Do đó, việc cởi mở với các nguyên tắc cứng nhắc và tạo điều kiện cho việc áp dụng "số hoá" nền giáo dục cũng là điều cần thiết.
Nên hay không nên cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học
Nội dung của thông tư 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT đã gây ra nhiều tranh cãi từ phía học sinh và giáo viên.
Bên phía ủng hộ việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại cho rằng “Không phải cứ cái gì không quản lý được là cấm”, nhất là với tâm lý của các em học sinh đang ở lứa tuổi trưởng thành, việc cấm đoán đôi khi còn gây phản tác dụng. Nên nếu như có thể công khai để các em sử dụng điện thoại trong lớp học có sự quản lý giám sát của thầy cô sẽ là hành động tích cực khuyến khích các em tham gia vào học tập một cách chủ động, giảm bớt sự căng thẳng, nhàm chán.
Một số không đồng tình vì lo ngại học sinh sẽ bị mất tập trung hoặc tiếp cận phải những thông tin tiêu cực trên Internet. Họ còn cho rằng điều này cũng tạo gánh nặng thêm cho công tác quản lý cũng như phương pháp giảng dạy của giáo viên. Vì khi quyết định cho học sinh sử dụng thiết bị di động trong lớp học, đồng nghĩa với việc giáo viên cũng phải đổi mới tư duy trong quá trình dạy học và trao cho học sinh sự chủ động. Đa số những người phản đối cho rằng hình thức này vẫn chưa phù hợp khi áp dụng vào điều kiện hoàn cảnh ở Việt Nam.
Có thể nói thông tư này đã tạo ra môi trường “mở” hỗ trợ giáo viên và học sinh tối đa trong việc cập nhật Công nghệ thông tin và “số hóa” môi trường Giáo dục. Trên thực tế, nhiều mô hình trường học thông minh đã cho phép học sinh sử dụng những công cụ điện tử hỗ trợ cho học tập từ lâu và thành công trong việc ứng dụng Công nghệ 4.0 vào việc dạy và học.
Bên cạnh những ý kiến trái chiều về vấn đề cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học, chúng ta cũng không thể phủ nhận tính phổ biến và hiệu quả của thiết bị di động cầm tay trong việc hỗ trợ học tập. Chiếc điện thoại giờ đây không phải là một phương tiện chỉ để liên lạc và giải trí, nó gần như là một trợ thủ đắc lực trong việc dạy và học nếu biết sử dụng và quản lý đúng cách.
Bạn đồng tình hay không đồng tình về nội dung cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học của thông tư 32/2020/TT-BGDĐT này. Hãy cho WeWiin biết ý kiến của bạn về vấn đề này nhé.