Wewiin

NHỮNG BIẾN ĐỘNG TRONG THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM

E-learning là xu hướng có tính cách mạng trên toàn cầu trong việc giúp người học tiếp cận kiến thức, bài giảng trực tuyến từ xa, mở ra một môi trường học tập mới giúp học viên tương tác.

1.    Giáo dục trực tuyến Việt Nam với quy mô lớn và sự tăng trưởng nhanh.

Tại Việt Nam giáo dục trực tuyến bắt đầu biết đến từ năm 2010. Thị trường Việt Nam tăng 44,3% vào năm 2018 và ước tính giá trị là 2 tỷ USD. Hiện tại E-learning vẫn đang thu hút được nguồn vốn đầu từ các nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ như Golt đã kêu gọi được 12,5 triệu USD từ quỹ của Mỹ và Elsa Speak đã huy động được 12 triệu USD từ những quỹ lớn của thung lũng Silicon và Châu Á. Đó là những câu chuyện đáng mừng cho thị trường giáo dục trực tuyến tại Việt Nam.

2.    Xu hướng và cơ hội cho thị trường giáo dục trực tuyến.

Vào khoảng 10 năm trước đây, các web đi đầu trong lĩnh vực E-learning và có tên tuổi như hocmai.com, topica… đã xuất hiện. Ngày nay, các doanh nghiệp muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục trực tuyến này thường sẽ nhằm vào những phân khúc khác biệt với ba loại chính như:

-        Ngoại ngữ.

-        Dạy thêm kiến thức các cấp và luyện thi đại học.

-        Những kỹ năng IT & Kỹ năng mềm.

a.    Thị trường giáo dục trực tuyến dạy ngoại ngữ.

Với thị trường này, thì các khóa học dạy ngoại ngữ chủ yếu là dạy tiếng Anh, tiếng Trung… Ngoài ra các ngôn ngữ nước ngoài khác cũng được giảng dạy như tiếng Nhật, tiếng Hàn… Có những khóa học trên website và hướng dẫn cách viết chữ, phát âm, … Tất cả đã góp phần làm phong phú thị trường giáo dục ngoại ngữ tại Việt Nam.

b.   Thị trường giáo dục trực tuyến dạy kiến thức các cấp và luyện thi đại học.

         Ngày nay đối với hầu hết các học sinh, đặc biệt là những học sinh sắp thi đại học thì học trực tuyến luôn là lựa chọn hàng đầu. Theo một số thống kê thì các web dạy học trực tuyến sẽ thu hút được khoảng 1,8 triệu lượt truy cập hàng tháng. Nhu cầu học các khóa học luyện thi đại học và các môn Toán, Lý, Hóa, Văn, Anh hay những môn khác càng cao.

c.     Thị trường giáo dục trực tuyến dạy kỹ năng mềm và IT.

Với nhóm kỹ năng mềm và IT thì là một mảng khá mới trong thị trường giáo dục trực tuyến. Bởi gần đây người học mới có sự chú ý đến những bộ môn này. Ví dụ như tại Việt Nam học về kỹ năng mềm thường xuất hiện trên các khóa học online… Đi cùng với việc học trực tuyến thì App di động là không thể thiếu với người dùng. Theo những chuyên gia có chuyên môn đánh giá thì khi học trực tuyến họ luôn cần và đảm bảo sẽ tìm thấy các khóa học, câu trả lời trong vòng vài giây thông qua các thiết bị.

3.    Nền tảng cạnh tranh trong thị trường giáo dục trực tuyến tại Việt Nam.

-        Nội dung về kiến thức phải bảo đảm được đầy đủ lượng thông tin theo từng cấp độ của mỗi khóa học. Như vậy, sẽ giúp cho người học hiểu được và có nhiều lựa chọn với trình độ của từng học viên khác nhau.

-        Chương trình học cần đa dạng với những nội dung khác nhau để phù hợp với mọi đối tượng. Với doanh nghiệp kinh doanh khóa học trực tuyến mà chuyên đi sâu vào một mảng nội dung nào đấy thì nên có một số lựa chọn nhất định cho người học. Tránh chỉ có một đề xuất như vậy sẽ gây nhàm chán với người học.

  • Nền tảng công nghệ lúc này đóng một vai trò chủ trốt trong việc doanh nghiệp tham gia vào thị trường giáo dục trực tuyến. Doanh nghiệp có bứt phá được hay không đều nhờ vào nển tảng công nghệ.
  • Nền tảng công nghệ tốt sẽ giúp hệ thống quản lý nội dung, hệ thống quản lý học tập, doanh thu… giúp cho người học lẫn doanh nghiệp rất nhiều. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ như vậy và hơn nữa tại https://wewiin.com/