Wewiin

Những đứa trẻ “chân không chạm đất” bị hạn chế cơ hội học tập – nữ thần Kumari ở Nepal

11/09/2020 1356 lượt xem

Kumari - một trong những tập tục đặc trưng của Nepal gây tò mò cho khách du lịch nhất và cũng gây tranh cãi nhiều nhất. Vậy tập tục này có liên quan gì đến vấn đề Giáo dục của trẻ em và quyề

Nền văn hóa thờ cúng Kumari của Nepal ảnh hưởng đến việc tiếp cận Giáo dục của những đứa trẻ như thế nào?


Kumari được coi là hiện thân của một vị thần. Kumari xuất phát từ tín ngưỡng Hindu ở Nepal, những đứa trẻ 2-3 tuổi có xuất thân Hoàng gia phải đảm bảo đủ các tiêu chí: không bị gãy răng, trên người không được xuất hiện bất kỳ một vết sẹo nào, chưa từng rơi một giọt máu nào, tóc và mắt phải rất đen…Đây chỉ là một vài yêu cầu cơ bản về hình thức trong những điều luật tuyển chọn "nữ thần sống", bản thân quá trình lựa chọn Kumari còn phụ thuộc vào sự tương hợp tử vi của bé gái với các vị vua trị vì và liên quan đến nhiều điều kiện khắc nghiệt hơn.

Trong nghi lễ “Black night”, những đứa trẻ được chọn làm Kumari sẽ được đưa vào ngôi đền Kalratri với những người đàn ông đeo mặt nạ nhảy múa xung quanh, cùng với hàng loạt chiếc đầu đã bị cắt rời của 108 con trâu hay dê, để dâng lên hiến tế. Chúng không-được-phép-sợ-hãi trong suốt thời gian tiến hành nghi lễ.


Tiếp đến, Kumari được chọn sẽ được tắm rửa, trang điểm và đưa đến “ngôi nhà mới” – nơi mà họ sẽ khó khăn khi muốn gặp người thân của mình, mọi hoạt động của họ sẽ thông qua sự giúp đỡ từ những người hầu.

Trong suốt quãng thời gian ở cung điện, Kumari không được đi lại bình thường như những đứa trẻ khác bởi người dân cho rằng không thể để chân của nữ thần bị chạm đất. Kumari bị hạn chế khả năng vận động, họ không được phép chạy nhảy tung tăng và cũng không một ai được chạm vào cơ thể của các Kumari. Ở những dịp hiếm hoi được ra ngoài, “nữ thần” cũng phải ngồi bất động và được khiêng kiệu.

Bất kỳ một cảm xúc nào được thể hiện trên khuôn mặt của đứa trẻ ấy cũng được coi như một điềm báo với người nhìn thấy chúng. Sự im lặng của Kumari là phần thưởng lớn nhất với những người đến cầu xin nữ thần, họ coi đó là bằng chứng cho việc nữ thần đã đồng ý với những lời thỉnh cầu của họ. Nếu Kumari khóc tức là người đến thăm nữ thần sắp có chuyện xui xẻo xảy ra, nếu Kumari sợ hãi tức là điềm báo về sự giam cầm trong tương lai, nếu họ chọn đồ cúng được coi như sẽ thất thoát về tài chính...


Trong quá khứ, những Kumari được chọn sẽ không được học vì theo quan niệm của họ, nữ thần là người đã biết tất cả nên việc học là thừa thãi. Ngày nay, do có nhiều tổ chức bảo vệ quyền lợi trẻ em đã gây áp lực lớn đến tập tục này nên những Kumari hiện giờ đã được những gia sư đến tận nơi để dạy, tuy nhiên việc tiếp cận với Giáo dục vẫn còn hạn chế rất nhiều.


Cuộc sống của những đứa trẻ sau khi rời bỏ ngôi vị nữ thần

Gia đình của họ nhận được một khoản trợ cấp nhỏ khi các cô gái không còn là Kumari. Trên lý thuyết, những Kumari sẽ trở về thành con người trần tục bình thường.

Nhưng liệu những Kumari có dễ dàng để trở về “bình thường” trong một khoảng thời gian họ bị hạn chế tiếp cận xã hội, giáo dục và cả những kỹ năng vận động? Cộng thêm truyền thuyết về những chàng trai sẽ đoản mệnh nếu kết hôn với một cô gái từng là “hiện thân của nữ thần” có gây khó khăn trong cuộc sống “người thường” của họ không?

Quá trình chuyển đổi từ một “nữ thần” sang “người trần” sẽ là những thách thức lớn cho cả gia đình và chính những đứa trẻ. Việc tiếp tục "duy trì truyền thống thiêng liêng của tổ tiên" và phục vụ cho mục đích du lịch hay coi đó là một truyền thống khiến tuổi thơ của những đứa trẻ trở nên “bất bình thường” vẫn đang gây nhiều tranh cãi.